Theo báo cáo, thời gian qua, Việt Nam đã nhập khẩu có phần “vô tổ chức” các loại phế liệu hỗn độn. Tình hình diễn ra phức tạp và nghiêm trọng đến mức đáng báo động. Nóng hơn cả là vấn đề phế liệu nhựa bị tuồng sang từ Mỹ. Theo đó, Việt Nam cùng một số hàng xóm Đông Nam Á thay Trung Quốc làm bãi rác, phải chịu cảnh tự xử lý một cách chật vật.
Trong phiên họp của Thường trực chính phủ gần đây, tình trạng nhập khẩu phế liệu như thế đã được nêu lên và bàn thảo rất nhiều. Thực tế là có hơn 18 nghìn container phế liệu đang tồn ở các bến cảng. Một nửa trong đó nghiêm trọng hơn lại quá hạn quy định mà không ai tới nhận. Đặc biệt, hầu hết phế liệu tồn đọng này đều thuộc diện cấm nhập bởi có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Hiện có tới 36 mặt hàng phế liệu được phép nhập từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất trong nước. Các nhà khoa học cho rằng có số này quá lớn mà lại còn bao gồm nhiều chủng loại nên khó kiểm soát. Hậu quả là các tổ chức xấu lợi dụng để mang rác thải nguy hại vào nước ta.
Không chỉ gây ô nhiễm, lượng phế liệu dư thừa này còn chiếm mặt bằng nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc kinh doanh tại cảng. Nhiều nơi còn bị hình dung như bãi rác khổng lồ mà chưa biết nên xử lý làm sao. Hiện nay người ta quan tâm đến các động thái của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên cụ thể đó là cơ quan nào thì người dân mù tịt câu trả lời.
Bởi quá nhiều nguy hại như vậy, điều trăn trở ngày càng lớn. Đó là làm sao để giải quyết vấn đề tồn đọng này. Chắc chắn nhiều người nghĩ đến việc ngăn chặn tại nguồn, tức là hạn chế hoặc cấm hẳn nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam. Tuy nhiên nó lại nảy sinh vấn đề khác.
Nếu ngưng việc nhập khẩu phế liệu số lượng lớn, nhiều doanh nghiệp trong ngành tái chế và sản xuất sẽ bị hẫng. Bởi vì không phải lượng phế liệu nào nhập vào cũng đều không dùng đến. Chỉ là họ phải có trách nhiệm chọn lọc, phân loại, mà những việc này gây tốn kém không ít thời gian cũng như tiền bạc.
Dùng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất từ lâu đã là cách kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi nguồn nguyên liệu này có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất mới. Tuy vậy, đối với người tiêu dùng và cộng đồng nói chung thì chưa chắc đó là cách đem lại sự an toàn, hiệu quả. Nhập nhiều thì không quản lý được, dẫn đến ách tắc, mà không nhập hẳn thì nhiều hoạt động công nghiệp bị bê trễ, ảnh hưởng đến đời sống.
Trong khu vực, các nước láng giềng của Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông đã bắt đầu thực hiện hạn chế lượng phế liệu nhập khẩu từ mấy năm nay. Thậm chí họ đang có chính sách dần dần cấm nhập để có thời gian xử lý những tồn đọng cũ và cải thiện môi trường. Bởi vậy nhiều ý kiến trong nước cho rằng chúng ta nên học hỏi nước bạn. Không phải nói cấm là cấm ngay, mà trước măt phải kiến nghị hạn chế danh mục.
Những loại phế liệu có giá trị và có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh có thể được giữ lại trong danh mục mới. Ngược lại, cần thanh trừ nhiều món phế liệu không cần thiết để không tự biến mình thành một nơi mà người ta mặc sức thải rác vào.
Người dân và các doanh nghiệp cần tìm câu trả lời chính thức. Không biết những kiến nghị lên Bộ Tài nguyên và môi trường có được chấp nhận hay không. Nhưng hi vọng trong tương lai gần, chúng ta không còn nhức nhối về tình trạng “ôm lô” vô lý này!
15/03/2017
15/03/2017